Hành vi và sinh thái học Bông lau đít đỏ

Tổ chim

Bông lau đít đỏ chủ yếu ăn quả, cánh hoa[24], mật hoa, côn trùng và đôi khi cả tắc kè[25][26][27][28][29][30]. Chúng đôi khi cũng ăn lá cỏ linh lăng (Medicago sativa)[21].

Nó làm tổ trong bụi rậm ở độ cao 2–3 m (7–10 ft); đẻ 2-3 trứng. Tổ đôi khi cũng được làm bên trong các mái nhà[31][32] hay trong các lỗ hổng trong các bờ bùn đất[33]. Người ta cũng ghi nhận trường hợp tổ làm trên một đám bèo lục bình[34] và những người khác thì còn thấy chúng làm tổ bên trong xe bus cũ[35]. Tổ trên các hốc cây cũng được ghi nhận[36].

Chúng sinh sản từ tháng 6 tới tháng 9. Các quả trứng có màu hơi hồng với các đốm đỏ, tập trung nhiều ở đầu to của quả trứng[37]. Chúng có thể đẻ nhiều lứa mỗi năm. Tổ có hình chiếc chén nhỏ làm từ các que củi nhỏ nhưng đôi khi thấy có cả các sợi dây kim loại[38]. Cả chim bố lẫn chim mẹ đều nuôi chim con và trong quá trình cho chim con ăn chúng chờ cho chim con bài tiết để nuốt các viên phân được sinh ra[39]. Cu cu khoang cổ (Clamator jacobinus) là loài chim đẻ trứng ký sinh của loài chim này[40] Cháy rừng, mưa to và động vật săn mồi là các nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ tử vong cao của chim non trong các môi trường sống là bụi rậm tại miền nam Ấn Độ[41].

Trứng trong tổ

Tiếng kêu của chúng thường là theo khuôn mẫu và chúng kêu quanh năm. Tuy nhiên một loạt các kiểu tiếng kêu khác biệt đã được nhận dạng, bao gồm tiếng kêu khi đi ngủ, khẩn cầu, chào mừng, tiếng kêu khi bay và hai loại tiếng kêu cảnh báo[42].

Chúng là loài chim phát tán hạt quan trọng của một số loài thực vật như Carissa spinarum[43].

Bông lau đít đỏ thuộc số những động vật đầu tiên, ngoài con người, không có khả năng tổng hợp vitamin C[44][45]. Tuy nhiên, sau này người ta phát hiện ra rằng một lượng lớn các loài chim cũng thiếu khả năng tổng hợp vitamin C[46].

Bông lau đít đỏ là vật chủ của Isospora (nhóm sinh vật đơn bào ký sinh Coccidia)[47] trong khi một số loài chấy, rận sống trên chim như Menacanthus guldum (Ansari 1951 Proc. Natl. Inst. Sci. India 17:40) được mô tả như là các sinh vật ký sinh ngoài[48].

Cùng với chào mào (Pycnonotus jocosus), loài chim này đã dẫn tới các thay đổi trong động lực học quần thể hình thái bướm trên đảo Oahu tại Hawaii. Quần thể hình thái trắng của loài bướm Danaus plexippus trong vòng 20 năm đã tăng lên mạnh do các loài chào mào và bông lau này săn bắt các con bướm màu cam[49].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bông lau đít đỏ http://www.scielo.br/pdf/aabc/v76n2/a24v76n2.pdf http://ibc.lynxeds.com/species/red-vented-bulbul-p... http://www.lsa.umich.edu/ummz/areas/bird/type.asp?... http://www.aphis.usda.gov/wildlife_damage/nwrc/pub... http://www.bnhsenvis.nic.in/pdf/vol%203%20(1).pdf http://hdl.handle.net/1811/2942 http://www.invasivespecies.net/database/species/ec... http://www.repository.naturalis.nl/document/46723 http://www.naturalis.nl/sites/naturalis.en/content... http://www.biosecurity.govt.nz/pests/red-vented-bu...